Bệnh dị ứng mẩn ngứa và thuốc điều trị

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng cơ thể dị ứng với các dị nguyên tác nhân từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể gây ra, bệnh khiến người mắc phải vô cùng khó chịu bởi cơn ngứa ngáy, khó chịu...Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó là làn da sẽ bị hủy hoại, nhiễm trùng da nếu như chăm sóc điều trị không đúng cách. Để hạn chế những ảnh hưởng của căn bệnh này tới sức khỏe, các chuyên gia cho rằng các bạn nên tìm hiểu về căn bệnh này để có hướng điều trị một cách tốt nhất. Một số thông tin về căn bệnh này mà bạn có thể biết như sau:


Bệnh dị ứng mẩn ngứa và thuốc điều trị 

Bệnh dị ứng mẩn ngứa là gì?


Tình trạng dị ứng mẩn ngứa là phản ứng cơ địa ngoài da với nhiều tác nhân, điều này sẽ sinh ra các triệu chứng điển hình như mẩn ngứa, nổi mẩn đó hoặc những đám sần nề, gồ cao hơn mặt da, có thể xuất hiện từng vùng hoặc lan sang khắp cơ thể. Bệnh được xác định do nhiều nguyên nhân, theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên các chất gây dị ứng: như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng...tác động vào cơ thể. Dựa vào đặc tính mức độ của bệnh mà người ta chia mề đay thành 2 loại chính như sau:

- Mề đay dị ứng cấp tính: tình trạng cấp tính thường có một số dấu hiệu như sau: bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể làm cho da sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

- Mề đay dị ứng mãn tính: khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

Điều trị bệnh dị ứng mẩn ngứa bằng thuốc


Việc điều trị mề đay mẩn ngứa hiện nay không quá khó, tuy nhiên muốn điều trị bệnh dứt điểm thì hơi khó khăn vì bệnh nhân cần phải xác định được nguyên nhân gây nên bệnh là do đâu, từ đó phòng mới hiệu quả. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh nổi ngứa mề đay thường thấy như: 

- Nhóm thuốc kháng histamin như Cetirizine, Loratadin 10-20 mg/ngày hoặc Fexofenadine 180 mg/ngày.

- Ngoài ra bác sĩ có thể kết hợp với kháng thụ thể H2 (Cimetidin) hoặc dùng Doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm.

- Thuốc Prednisolon được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch - mề đay - tăng bạch cầu ái toan.

- Thuốc Corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục, thường là 30mg/ngày và giảm liều dần trong 3 - 7 ngày.

Việc dùng thuốc trị bệnh mề đay mẩn ngứa tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sử dụng bởi không có chuyên môn thì việc sử dụng nhầm thuốc đôi khi còn làm bệnh tình nặng hơn mà còn gây hại tới sức khỏe người bệnh. 
Share on Google Plus

Chuyên đề Unknown

Tôi là Trần Thu Hà là người có tiền sử mắc căn bệnh mề đay ẩn ngứa, tôi lập ra Blog, diễn đàn này với mong muốn đây là nơi chia sẻ của cá nhân tôi và kết nối chia sẻ những cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa của đông đảo bạn đọc chia sẻ. Hy vọng những đóng góp chia sẻ của tôi cùng các thành viên tại Blog sẽ giúp bạn trong việc điều trị bệnh. Cũng rất mong những đóng góp, chia sẻ của bạn đọc để diễn đàn ngày một nhiều thông tin hữu ích đến mọi người. Xem thêm thông tin về tôi TẠI ĐÂY.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét